Chỉ Thêu Vi Tính

Ngày đăng: 24-04-2013 10,087 lượt xem

Tại Công Ty TM Vinatrade chúng tôi chuyên cung cấp các loại chỉ may, chỉ thêu rayon, chỉ thêu polyester giá rẻ, chất lượng cao.

Thêu Vi Tính và những .. bí mật của kỹ sư Ái Nhân

Bạn hẳn đã từng biết, hay đã nghe qua về ”thêu vi tính”? Nếu vậy, chắc chắn bạn sẽ thấy rất thú vị khi khám phá những bí mật của một kỹ sư trẻ, người đã giải quyết trọn vẹn cả CAD và CAM mang hồn Việt Nam trong lĩnh vực thêu.
 

 

Khi từng mũi thêu được tính bằng... USD
 

 

Nếu thêu tay (dựa theo hình vẽ trực tiếp trên vải), người thợ dù rất lành nghề cũng sẽ khó tạo ra sản phẩm thứ hai hoàn toàn giống sản phẩm thứ nhất. Vì vậy, chưa kể đến yếu tố tốc độ, phương thức thêu tay dĩ nhiên chịu... bó tay với trường hợp khách hàng cần những đơn hàng lớn từ hàng chục ngàn, hay vài trăm ngàn sản phẩm giống nhau.
 

 

Để có thể sản xuất theo kiểu công nghiệp, thoạt đầu người ta áp dụng nguyên tắc điều khiển quá trình thêu bằng bìa đục lỗ (như dệt Jacquard, dùng khung dịch chuyển theo toạ độ hai chiều x, y). Tuy vậy, để nâng cao tốc độ, vào khoảng năm 1984 đã ra đời các máy thêu tự động đầu tiên có sự hỗ trợ của phần mềm thiết kế mẫu thêu (CAD) gắn với máy thêu theo chương trình máy tính điều khiển (CAM).
 

 

Nhờ vậy, chỉ cần tạo ra mẫu đẹp một lần duy nhất trên máy tính rồi xuất dữ liệu theo định dạng (format) riêng của từng hãng, đưa vào máy thêu để điều khiển thêu hàng loạt sản phẩm với vẻ đẹp hệt nhau. Format phổ biến nhất là của Tajima, song dần dần việc chuyển đổi giữa các format của các nhà sản xuất máy thêu tự động khác nhau đã không còn là vấn đề (thậm chí ngày càng có nhiều phần mềm chuyển đổi format thêu được phổ biến miễn phí trên internet).

 

Máy thêu tự động nhập vào Việt Nam từ năm 1990, tuy được gọi nôm na là ”thêu vi tính” song hoàn toàn chưa có hệ thống thiết kế mẫu thêu kèm theo. Mẫu thêu lúc đó vẫn do khách hàng cung cấp, cùng với đĩa mềm dữ liệu hay punching tape (băng đục lỗ nhị phân) đi kèm. Sau đó, các hãng lớn Tajima, Barudan mới tiếp thị các hệ thống thiết kế của họ tại Việt Nam. Trong khi giá máy thêu tự động (CAM) khoảng 80.000-100.000 USD/máy (một số nhà kinh doanh như Tajima còn cho phép mua trả chậm), thì giá một hệ thống thiết kế mẫu thêu (CAD, bán riêng với máy thêu) cũng vào khoảng 40.000-60.000 USD.

 

Mặc dù vậy, bốn năm sau - 1994, giới sản xuất - kinh doanh hàng thêu tư nhân ở TP.HCM bắt đầu đổ xô vào đầu tư các máy thêu tự động do khả năng thu hồi vốn chỉ trong... hai năm. Họ ăn nên làm ra nhờ mẫu ”thêu vi tính” hồi đó rất đắt, thậm chí giá trị mũi thêu được tính bằng USD!
 

 

Liệu người Việt Nam có thể tự thiết kế lấy phần mềm thiết kế mẫu thêu để hỗ trợ các doanh nghiệp thêu với vốn đầu tư không cần nhiều? Câu hỏi ấy hẳn đã được không ít dân lập trình đặt ra, song lời giải lại đến từ một... kỹ sư cơ khí chế tạo máy. Đó là anh Hồng Khắc Ái Nhân.
 

 

Có một phần mềm đã thành ”quá khứ”...

 

Sau gần ba tháng mày mò nghiên cứu, chàng kỹ sư này đã giải mã được toàn bộ format thêu của Tajima để tìm hiểu. Tiếp theo, anh viết phần mềm thiết kế mẫu thêu của riêng mình, sử dụng AutoCAD để tận dụng hết các chức năng đồ hoạ của nó, và dùng AutoFlip để hình thành cơ sở dữ liệu bên trong. Phần mềm của anh là ”độc lập”, nhưng phải chạy trên nền AutoCAD trong môi trường DOS, cho phép thiết kế được các mẫu thêu bình thường. Như vậy đã là... quá đủ giữa cơn sốt ”thêu vi tính” lúc đó. Đặc biệt, giá phần mềm ấy chỉ khoảng 2.000-2.500 USD, so với mức 40.000-60.000 USD của phần mềm nước ngoài, nên chẳng cần quảng cáo mà hàng loạt những doanh nghiệp tư nhân đã đặt mua ngay, thậm chí mua nóng sốt từ lúc nó còn chưa hoàn chỉnh!

 

”Nhờ có các khách hàng ”tiên phong” mua về dùng liền và phát hiện những ”trục trặc” để góp ý, nhờ chỉnh sửa nên đến năm 1996, tôi đã hoàn chỉnh phần mềm thêu của mình. Thế nhưng bên ngoài thị trường, cũng vào năm này máy thêu tự động lại càng trở nên phổ biến, khiến cho một số người quan tâm bẻ khoá phần mềm của tôi để bán lại với giá chỉ 500-1.000 USD” - kỹ sư Ái Nhân kể. Theo anh, càng về sau, giới thêu trong cả nước gần như đều quen sử dụng phần mềm ấy, còn giá bán bản bẻ khoá nay chỉ bằng một... chầu nhậu.
 

 

”Nếu bắt gặp những bản phần mềm thêu của Việt Nam dùng tiếng Việt không dấu, hãy còn chạy với AutoCAD trên nền DOS thì đó chính là phần mềm quá khứ của tôi đấy.” - anh cười - ”Dù sao, cũng mừng vì nó vẫn còn đất sống nơi nhiều doanh nghiệp thêu tư nhân cỡ thường thường bậc trung trong... chuyện ”thêu vi tính” của họ”.

Khách hàng nhận xét (0)

Nhận Xét:

Thông tin liên hệ đã được gửi đi
Thanks You.

Bài viết liên quan

Chỉ Thêu Vi Tính

theu vi tinh,theu,may,chi theu,chi polyester,vi tinh,chi may

Tại Công Ty TM Vinatrade chúng tôi chuyên cung cấp các loại chỉ may, chỉ thêu rayon, chỉ thêu polyester giá rẻ, chất lượng cao.

Date: 01/25/2025 Tổng lượt truy cập: 2,882,062 Đang online: 7 Ngôn ngữ: En
Like, chia sẻ →
  • Phụ liệu may thêu
  • Màng chống thấm HDPE - Vải địa kỹ thuật
  • Lốp Xe- Vỏ Xe
  • Nước Giải Nhiệt Lambo
  • Bơm thủy lực
  • Hệ Thống Lọc Gió
  • Gasket Vòng Đệm
  • Mâm Xe
  • ve may bay online
  • Màng chống thấm hdpe